Khen ngợi và nhớ ơn Lê Giốc

Nhà sử học đời Hậu LêNgô Sĩ Liên đã khen ngợi Lê Giốc như sau:

Bỏ sống để giữ nghĩa còn hơn là sống, cầu sống mà chịu nhục người quân tử không làm. Kinh Dịch nói: Người quân tử thà hy sinh tính mạng để thực hiện chí hướng của mình, Giốc là người như vậy[8].

Đến đời nhà Nguyễn, nhà sử học Phan Huy Chú cũng đã trân trọng xếp Lê Giốc vào nhóm Bảy bề tôi tiết nghĩa đời nhà Trần[9]. Và vua Tự Đức cũng có thơ vịnh Lê Giốc:

Đời mạt văn tàn võ chẳng trauQuân thua một trận thật là đauChỉ đem tấc lưỡi la quân giặcĐể tiếng ngàn thu "Mạ tặc thần".

Theo một bài viết đăng trên báo Thanh Hóa[10], thì ở làng Kẻ Rỵ có đền thờ Lê Giốc. Nhân dân ở đây từ lâu đã tôn ông làm Tiên hiền với duệ hiệu là: "Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, Mạ tặc trung vũ hầu Lê tướng công" [11]. Trong đền thờ có đôi câu đối:

Mạ tặc trung thần thanh vạn đạiThướng thiên ánh tuyết bạch tam quan.

Nghĩa là:

Trung thần chửi giặc tiếng lưu vạn đạiÁnh hào quang trên trời vẫn rọi chiếu cửa đền.

Ngoài ra, theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam thì Lê Giốc còn được sắc phong là phúc thần, và có miếu thờ ở ven sông Đại Hoàng[12].